NGHIÊN CỨU VĂN HÓA  ĐỒNG NAI & CỬU LONG - ÚC CHÂU


CHỦ TRƯƠNG

NHÓM NGHIÊN CỨU VĂN HÓA

ĐỒNG NAI & CỬU LONG – ÚC CHÂU

Trang mạng và Tập san Nghiên cứu văn hóa Đồng Nai & Cửu Long – Úc Châu

 

CHỦ TRƯƠNG

Nhận định

Đồng Nai – Cửu Long là vùng đất mới, còn gọi là Nam Kỳ Lục Tỉnh, hay Nam Bộ, có lịch sử gần 400 năm, là vùng đất của nhóm lưu dân tới sinh cơ lập nghiệp, với nếp sống tương đối khác biệt với nếp sống của vùng đất cũ của Thăng Long hay Thuận Hóa.

Có thể nói, Đồng Nai – Cửu Long có một nền văn hóa đặc thù, rất ít được đề cập đến trong sách vở, nếu có thì nhiều khi dưới cái nhìn phiến diện, không chính xác.

Chúng ta, người dân Đồng Nai – Cửu Long hiện nay là người thừa hưởng tài sản văn hóa đặc thù của tiền nhân đã có công khai mở. Chúng ta có bổn phận gìn giữ, bảo tồn, phát huy nếp văn hóa đó, đây cũng là góp phần bảo tồn nền văn hóa dân tộc. 

Nhóm nghiên cứu

Từ nhận định trên, trong tinh thần uống nước nhớ nguồn của truyền thống dân tộc, với chủ trương tiếp nối những công trình của người đi trước để có thể góp phần nhỏ vào việc bảo tồn và phát huy nền văn hoá của vùng đất quê hương Đồng Nai Cửu Long, Nhóm Nghiên Cứu Văn Hóa Đồng Nai & Cửu Long – Úc Châu được thành lập.

Nhóm Nghiên Cứu Văn Hóa Đồng Nai & Cửu Long là tập họp những người thích nghiên cứu văn hóa vùng đất Đồng Nai - Cửu Long. Những người nghiên cứu bao gồm cả người gốc ba miền Nam, Trung, Bắc, và gồm cả những nhà nghiên cứu ngoại quốc.

Trang mạng và tập san Nghiên Cứu Văn Hóa Đồng Nai & Cửu Long – Úc Châu, được thành lập để làm diễn đàn cho các nhà biên khảo và sáng tác

Mục tiêu nghiên cứu

Việc nghiên cứu không có mục đích dánh bóng, thêu dệt về vùng đất nầy, mà chỉ tìm cách trả lại cho Đồng Nai – Cửu Long những gì thuộc về nó, đúng với giá trị của nó. Đây không phải là phân biệt, chia rẽ, kỳ thị, mà chỉ là chấp nhận sự thật về sự hiện hữu của một nền văn hóa khác biệt với nền văn hóa cổ, để thấy tinh thần văn hóa đa nguyên, để hợp tác, xây dựng và tiến bộ.

Vậy nghiên cứu những gì? Viết và nghiên cứu như thế nào?

Lãnh vực nghiên cứu và sáng tác

A. Nghiên cứu hay viết những gì về Đồng Nai & Cửu Long?

Có thể viết hay nghiên cứu bất cứ vấn đề nào của vùng đất Đồng Nai - Cửu Long, bao gồm mọi lãnh vực như:


1. Văn hóa tổng quát

2. Văn học Đồng Nai–Cửu Long

3. Ngôn ngữ – Văn tự

4. Nghệ thuật

5. Đất nước và con người

6. Tôn giáo và Tín ngưỡng

Văn hóa thể hiện các mặt sinh hoạt của đời sống, và văn hóa không thể tách rời khỏi thời cuộc, đặc biệt là trong giai đoạn lịch sử của nước Việt Nam hiện nay. Do đó, ngoài các lãnh vực trên, chúng tôi sẽ đăng những bài nghiên cứu và tham luận liên quan đến môi trường sống của người dân trong hiện tại và tương lai, hiện trạng nền giáo dục, xã hội Việt Nam, và những vấn đề liên quan đến thời cuộc nước nhà.

B. Viết và nghiên cứu thế nào?

Cảm tạ: 

Vì nhu cầu phổ biến văn hóa nước nhà, và không có mục đích thương mãi, chúng tôi xin cảm tạ và xin lỗi quí vị họa sĩ, nhiếp ảnh gia, và tác giả các bài viết, hình ảnh trên các sách báo, trang mạng … mà chúng tôi không liên lạc được để xin phép trích đăng.


Trân trọng,

Nhóm Nghiên Cứu Văn Hóa Đồng Nai & Cửu Long – Úc Châu


Địa chỉ liên lạc:

Nhóm Nghiên Cứu Văn Hóa Đồng Nai & Cửu Long – Úc Châu

2 Ritchie Road, Yagoona, NSW 2199, Australia

Email:  dongnaicuulongucchau@googlegroups.com

 

GỢI Ý CHO BÀI VIẾT

GỢI Ý CHO BÀI VIẾT 

Về Nghiên cứu & Biên khảo đăng trên

Tập san Nghiên Cứu Văn Hóa Đồng Nai & Cửu Long – Úc Châu

Nhóm phụ trách Nghiên Cứu Văn Hóa Đồng Nai & Cửu Long –Úc Châu, xin đề nghị vài gợi ý cho bài viết về nghiên cứu/biên khảo đăng trên tập san Nghiên Cứu Văn Hóa Đồng Nai & Cửu Long, sau khi nhận được ý kiến và phê bình của thân hữu và độc giả. Gợi ý nầy nhằm giúp nâng cao giá trị của tập san, cả về phương diện nội dung và hình thức, giữ được sự thống nhất trong cách trình bày bài của các tác giả khác nhau. Do đó, gợi ý sẽ gồm hai phần: nội dung và hình thức.

Phần I: Nội Dung

A.  Nội dung các bài nghiên cứu/biên khảo:

Xin tóm tắt lãnh vực nghiên cứu/biên khảo của nhóm được đề ra trong “Thư ngỏ” của tập san số 1, từ trang 9 đến trang 12, như sau: 

1.      Văn hóa tổng quát.

2.      Văn học Đồng Nai & Cửu Long.

3.      Ngôn ngữ & Văn tự.

4.      Nghệ thuật.

5.      Đất nước và con người.

6.      Tôn giáo và Tín ngưỡng.  

B.  Viết và nghiên cứu thế nào?

Phần II:   Hình thức

A.    Thống nhứt cách đánh dấu trong chữ Việt

(Xin đề nghị kiểm soát lỗi chánh tả)

Gọi

P1 = phụ âm đơn (consonant)

P2 = phụ âm kép

N = nguyên âm (vowel)

N 1= nguyên âm 1

N2 = nguyên âm 2

1.  Nếu một chữ có: P1/P2 +N > thì dấu đánh vào N.

Thí dụ: tá, xã, lạ, ngã ….

2.  Nếu một chữ có: P1/P2 + N1 và N2 > thì dấu đánh vào N1.

Thí dụ: táo, lào, nào, thúy, thảo…

3.  Nếu một chữ có 2 hoặc 3 nguyên âm, mà một nguyên âm đã có dấu (vowel mark: ê, ơ, ư, ô..) thì dấu đánh vào nguyên âm đó.

Thí dụ: chuyển, diễm, kiệm, suyễn

Chú ý:  Nếu 2 nguyên âm đều có dấu (vowel mark), thì dấu đánh vào nguyên âm sau.

Thí dụ: bướm, tướng, thưởng, tường thuật…

4. Khi một chữ tận cùng bằng 3 nguyên âm, dấu đánh vào nguyên âm giữa.

Thí dụ: thoái, toại, mười, cười, tưới…

Chú ý: Nguyên âm (vowel) i và y khi ghép với q (qu) và g (gi) thì không còn là nguyên âm, mà qu và gi trở thành phụ âm kép (P2). Thí dụ: quí, quạ, già, giải…

B.  Thống nhứt về cách trình bày (đánh máy)

1.  Đề nghị dùng font Unicode, Times New Roman, size 12.  (Thân hữu có thể download miễn phí font chữ Unicode, UNIKEY từ Internet) 

2. Bắt đầu đoạn văn (paragraph), không đánh máy lùi vào một khoảng (space), tiếp tục đánh cho hết paragraph. Khi chuyển qua paragraph mới thì xuống hàng, chừa trống một hàng (line).

3.  Khi qua một tiểu tựa (subtitle) khác thì chừa trống một hàng (line)

Thí dụ:

IV. Các vấn đề chính trị & kinh tế

(Chừa trống 1 hàng)

a. Tổ chức cai trị

 (Chừa trống 1 hàng)

 Vào cuối thời kỳ chúa Nguyễn, tệ nạn mua quan bán tước cũng bành trướng như ở Đàng Ngoài.

 (chừa trống 1 hàng)                                      

b.  Kinh tế

(chừa trống 1 hàng)

Trên vùng đất mới mở, ngoài một số vùng đã…

C.  Tài liệu tham khảo (references)

Có nhiều cách ghi tài liệu tham khảo (references) cho các bài viết trong lãnh vực nghiên cứu/biên khảo, tùy sự lựa chọn của người viết, nhưng đề nghị nên ghi đầy đủ và chính xác các chi tiết (Thí dụ: Tên tác giả, sách hoặc tạp chí, nhà xuất bản, nơi và năm xuất bản, số trang sách trích dẫn … ), để giúp cho độc giả dễ sưu tầm thêm tài liệu hoặc kiểm soát khi cần. Sau đây là một trong các cách ghi phổ biến do nhóm phụ trách tập san sưu tầm (bằng Anh ngữ) để quý thân hữu tiện sử dụng. 


1. Basic format of author-date method of citation

To quote a longer part of a work, more than 40 words, the passage should be indented five spaces and double-spaced, including the author, year and page number.

Ex: The New South Wales Department of Education states:   

Education is not the exclusive domain (more than 40 words) (NSW Department of Education - Reading K-12: Support Statement N0.1: The Home, School and Reading, 1979:2) 

2. Reference to Periodicals

Teske, J. (1984). Against generic behaviour. Psychological Reports, 54, 339-396

(author.  Date.  title of article. Journal. Issue.    Pages)

Sugai, G. & Evans, D. (1997). Using teacher perception to screen primary students with high risk behaviours. The Australian Journal of Special Education, 21 (1), 18-35

Woodside, B., Leon, M., Attard, M., Feder, H.H., Siegle, H.L., & Fischette, C. (1981). Prolactin-steroid influences on the thermal basis for mother - young contact in Norway rats. Journal of Comparative and Physiological Psychology, 95, 771-780

 

Ghi chú:


* Ghi Surname rồi kế là initials (Thí dụ: Nguyễn, V.T.). Nếu có 2 tác giả thì thêm dấu (,) sát dấu (.). Thí dụ: Nguyễn, V.T., Lê, T.T., Huynh, L.H.

* Nếu tên tác giả là Việt Nam, chúng ta có thể ghi tên họ để độc giả dễ nhận. Thí dụ: Nguyễn, Văn Thanh (1998), thay cho Nguyễn, V. TH. (1998)

* Tên magazine/journal ghi chữ nghiêng

Graham, E. (1985, October 29). Dental - phobia specialists soothing fear with behavioral psychology. The Wall Street Journal, p.31.

New drug appears to sharply increase cut death from heart failure. (1993, July 15). The Washington Post, p.12.

3. Internet and the world wide web

An article: Jacobson, J. W., Mulick, J. A., & Schwartz, A. A. (1995). A history of facilitated communication: Science, pseudoscience, and antiscience: Science working group on facilitated communication. American Psychologist, 50, 750-765. Retrieved January 25, 1996 from the World Wide Web:

http://www.apa.org/journals/jacobson.html

Ghi chú: Cần ghi retrieved from website và date, vì documents trên website có thể thay đổi nội dung, hoặc chuyển sang chỗ khác.

4. Reference to Books

Jenkin, J. (1996). Resolving violence: anti violence curriculum for secondary students. Melbourne, Victoria: Australian Council for Educational Research, pages…

Arthur, L., Beecher, B., Dockett, S., Farmer, S., & Death, E. (1996). Programming and planning in Early Childhood settings (2nd ed.). Sydney: Harcourt Brace, pages...                                                     

Ghi chú: Title ghi chữ nghiêng, và chỉ chữ đầu tiên viết hoa, những chữ sau viết thường. Nhưng nếu là tên riêng của một  subject/tên Journal/tên người... thì ghi hoa (thí dụ: Early Childhood, nhưng settings thì ghi chữ thường)

Stubbs, M., & Barnet, S. (Eds.). (1993). The Little Brown Reader (6th ed.). New York: Harper Collins, pages...

Whitton, D., Albon, R., & Shanahan, K. (1996). Curriculum Building Blocks: Developing curricular in the mainstream classroom. In M. McCarn & F. Southern (Eds.), Fusing talent: Giftedness in Australian classrooms (pp. 7-39). Adelaide: Australian Association of Mathematics Teachers.

Ghi chú: Trong trường hợp nầy, tựa của chương mà chúng ta trích thì không ghi nghiêng, chỉ tựa cuốn sách phải ghi nghiêng.

5. Doctoral dissertation

Bradshaw, K.A. (1994). Integration of children with behaviour disorders: A comparative case study in two Australia states. Unpublished doctoral dissertation, University of Western Sydney, Macarthur, Australia, pp...

6. References to Proceedings of Meetings and Symposia

Mares, L. (1993). Essentials gifted education tends to forget. In M. McCarn & S. Bailey (Eds.), Proceedings of the Fourth   National Conference for the Education of Gifted and Talented Children (pp. 148-151). Queensland: Australian Association for the Education of the Gifted and Talented.

Bobis, J. (1997, October). Teachers assessing young children’s performance in Mathematics: How reliable are their judgements? Paper presented at the meeting of our schools, our research, University of Western Sydney, Macarthur.


Nhóm phụ trách Nghiên Cứu Văn Hóa Đồng Nai & Cửu Long – Úc Châu xin chân thành cám ơn sự hợp tác quý báu của quý thân hữu. Chúng tôi hy vọng các gợi ý trên đây sẽ giúp cho quý thân hữu dễ dàng trong việc đánh máy bài viết, đồng thời giúp cho nhóm phụ trách tiết kiệm thời gian trong công việc biên tập (edit) và trình bày (lay out).

Trân trọng.